- Tìm hiểu về cửa lưới chống muỗi
- Cửa lưới chống muỗi cố định
- Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
- Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
- Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
- Cửa lưới chống muỗi dạng đóng mở
- Hướng dẫn vệ sinh cửa lưới chống muỗi
- Hướng dẫn bảo trì cửa lưới chống muỗi
- Một số lưu ý khi chọn cửa lưới chống muỗi
- Cách nhận biết cửa lưới chống muỗi kém chất lượng
Cửa lưới chống muỗi sau một khoảng thời gian sử dụng thì sẽ bị bám bụi hay xác các loại côn trùng bị dính vào việc vệ sinh là cần thiết. Nhằm làm sạch, giúp bảo toàn tính thẩm mỹ của lưới chống côn trùng, ngoài ra còn giúp ánh sáng và không khí đi qua dễ dàng hơn.
Việc vệ sinh thường xuyên và định kì nhằm đảm bảo cửa lưới luôn sạch sẽ, và hạn chế bớt lượng bụi gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường công việc vệ sinh này nên thực hiện cứ 6 tháng một lần, tùy theo từng điều kiện môi trường và khu vực có thể ngắn hơn.
Nội dung
Có hai cách vệ sinh cửa lưới chống muỗi đó là vệ sinh trực tiếp, và tháo rời để vệ sinh.
Vệ sinh cửa lưới chống muỗi trực tiếp
Thường được sử dụng với các cửa lưới không thể tháo lắp hay dành cho các cửa có bộ bám bẩn nhẹ. Vì vậy nên bạn có thể dễ dàng thao tác vệ sinh, có thể vệ sinh thường xuyên hơn.
Dụng cụ cần thiết có thể là máy hút bụi mini, máy thổi bụi, khăn lau nhỏ, dung dịch vệ sinh, chổi quét bụi hay bàn chải đánh răng.
Các bước tiến hành:
Bước 1:
Tiến hành dùng các dụng cụ để loại sạch bụi bẩn, mảng bám trên lưới như sử dụng máy hút bụi, máy thổi bụi để loại bỏ các vết bẩn và bụi dính trên bề mặt, các mắt lưới. Sau đó dùng cọ và bàn chải đánh răng để loại bỏ các mảng bám lâu ngày hoặc khó ra.
Bước 2:
Sau khi loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, xác côn trùng ở bước 1 thì tiến hành, dùng khăn ướt thấm các dung dịch tẩy rửa để lau qua các mắc lưới có thể sử dụng xà phòng hay nước lau sàn. Nên sử dụng các loại khăn mềm (khăn vải mềm, khăn filber) tránh dùng các loại khăn bông để lau vì có thể dính lông ở các kẽ lưới.
Tránh các chất tẩy rửa mạnh, có thể ảnh hướng tới lưới.
Bước 3:
Dùng khăn khô để lau lại một lần cuối. Tiến hành dùng khăn ướt như ở bước 2 để lau toàn bộ bên ngoài.
Trong quá trình thao tác nếu thấy lưới bị rách bạn có thể mua các miếng vá để phục hồi lại chức năng như trước.
Tháo rời cửa lưới chống muỗi để vệ sinh
Cách này thường sử dụng các cửa lưới lâu ngày không vệ sinh, bám bụi nhiều, dễ dàng tháo lắp di chuyển.
Cách thực hiện như sau
Bước 1: Tiến hành tháo cửa lưới ra khỏi khung. Tiến hành mang ra các khu vực thoáng, tiến hành dùng máy thổi bụi hay xịt nước để tiến hành thổi bay hết các lớp bám bẩn.
Nên sử dụng các loại có áp lực thấp để tránh làm hỏng, biến dạng lưới.
Bước 2: Tiến hành pha hỗn hợp dung dịch xà phòng hay chất tẩy. Rồi dùng bàn chải nhúng dung dịch chà nhẹ trên bề mặt, từ trên xuống dưới, để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu.
Bước 3: Tiến hành dùng nước sạch rửa để loại bỏ bụi bẩn và xà phòng còn dính trên lưới.
Bước 4: Tiến hành dùng dùng khăn mềm lau sạch các chỗ bẩn còn lại nếu có. Rồi tiến hành sửa lại bằng nước sạch đến khi loại sạch hoàn toàn.
Bước 5: Dùng khăn mềm khô lau sạch lưới. Tiến hành phơi thật khô lưới và lắp vào vị trí cũ.
Trong quá trình thao tác tháo mở lưới bạn nên tham khảo qui trình từ hãng, nhớ kĩ các bước thao tác để có thể lắp ngược trở lại. Khi thao tác nhẹ nhàng, tránh làm biến dạng cửa lưới.
Kết luận
Đây là những hướng dẫn căn bản giúp bạn có thể giữ cửa lưới của mình luôn sạch sẽ, đảm bảo thẩm mĩ của ngôi nhà cũng như giữ nguyên được các đặc tính ưu điểm cửa cửa lưới chống muỗi là thông sáng và thông thoáng.
Việc vệ sinh nên được làm vệ sinh thường xuyên và đều đặn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đối các khu vực thường xuyên có nhiều côn trùng hay có nhiều bụi bạn nên tiến hành vệ sinh thường xuyên mỗi tháng một lần. Như cách vệ sinh trực tiếp ở trên.
Nếu nhà bạn có nuôi vật nuôi như chó mèo thì thường xuyên kiểm tra vệ sinh, loại bỏ các lông chó mèo, để đảm bảo cửa lưới luôn hoạt động tốt nhất.
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể tự vệ sinh được cửa lưới chống côn trình của mình, ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên gọi chúng tôi đến để kiểm tra bảo trì giúp bạn.