- Tìm hiểu về cửa lưới chống muỗi
- Cửa lưới chống muỗi cố định
- Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
- Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
- Cửa lưới chống muỗi tự cuốn
- Cửa lưới chống muỗi dạng đóng mở
- Hướng dẫn vệ sinh cửa lưới chống muỗi
- Hướng dẫn bảo trì cửa lưới chống muỗi
- Một số lưu ý khi chọn cửa lưới chống muỗi
- Cách nhận biết cửa lưới chống muỗi kém chất lượng
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp là dạng cửa lưới chống muỗi có thể lắp bên trong và bên ngoài cửa có dạng xếp lại như các nan quạt, ưu điểm là giá rẻ dễ dàng lắp đặt nên khá phổ biến. Sản phẩm này cũng rất thẩm mỹ, gọn gàng, tiết kiện không gian tối đa. Được thiết kế để có thể vừa thoáng khí, ánh sáng đi vào nhà nhưng đồng thời cũng có thể ngắn được ruồi muỗi, gián kiến theo vào.
Hiện nay có 2 loại cửa lưới chống muỗi dạng xếp có ray và loại cửa lưới không ray không làm ảnh hưởng đến lối đi.
Cấu tạo
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp, cấu tạo tạo từ các thành phần sau:
- Khung nhôm được làm từ nhôm định hình, sơn tĩnh điện, độ bền cao, khó bị biến dạng, khối lượng nhẹ.
- Thanh ray có tác dụng dẫn hướng, cố định hướng chuyển động của lưới. Có 2 loại là có ray và không ray (loại không ray thực tế là loại không có ray dưới)
- Lưới xếp được làm từ lớp sợi thủy tinh mềm dẻo, bên ngoài phủ lớp nhựa PVC được đan dệt một cách khéo léo, để khi xếp lại như hình nan quạt để dễ dàng gấp gọn lại, sát vào thanh dọc, tạo độ bền cho lưới.
- Thanh kéo là thanh để cho phép người dùng thao tác với lưới xếp, để có thể thao tác dễ dàng.
- Các bộ phận khác:nhưa dải nhựa, dải cố định, ốc vít, ke góc, nam châm.
Ưu điểm
- Có thể lắp ngoài khung nhôm, hay trên tường
- Độ thẩm mỹ cao, thuận tiện trong sửu dụng, dễ dàng thao tác tháo lắp, vệ sinh.
- Phù hợp cho cửa chính, cửa đi thông các phòng
- Giá rẻ nên chi phí thấp, khi lắp đặt và sử dụng.
Phù hợp cho
Hầu hết tất cả ngôi nhà nào muốn lắp đặt cửa lưới chống muỗi, chi phí rẻ, và cần không gian gọn gàng, không ảnh hưởng tới việc đi lại. Cũng không thay đổi hệ thống cửa sẵn có trong ngôi nhà.
Kết luận
Hiện nay cửa lưới chống muỗi dạng xếp có thể chia theo loại 1 cánh, 2 cánh hoặc theo loại có ray hay không ray. Tùy vào từng nhu cầu cụ thể sẽ chọn loại phù hợp. Loại không ray phù hợp với các cửa lớn ra vào, cần dẫn xe hoặc có trẻ nhỏ.