Cửa lưới chống muỗi gồm những loại nào, giá sao?
New Day giới thiệu báo giá 3 loại Cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay bao gồm cửa lưới chống muỗi dạng xếp, cửa lưới chống muỗi dạng lùa và cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn với chất lượng cao, nhiều cải tiến mới và phù hợp lắp đặt nhiều vị trí.
Nội dung
- 1. Cửa lưới chống muỗi là gì?
- 2. Những lợi ích khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi
- 3. Những vị trí nào cần lắp đặt cửa lưới chống muỗi
- 4. 3 loại cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay
- 5. 5 tiêu chí để lựa chọn cửa lưới chống muỗi phù hợp nhất
- 6. Báo giá 3 loại cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay
- 7. Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa lưới chống muỗi
- 8. Vì sao chọn cửa lưới New Day lắp đặt cửa lưới chống muỗi
1. Cửa lưới chống muỗi là gì?
Cửa lưới chống muỗi là loại cửa được làm từ các ô lưới đan lại với nhau tạo thành nhiều ô nhỏ li ti tầm 15-20 lỗ/ inch mục đích ngăn những côn trùng nhỏ nhất như kiến, gián, muỗi, bọ, mối….xâm nhập vào nhà để gây bệnh.
Cửa lưới chống muỗi thời kì trước đây khá phổ biến với mục đích bảo quản thức ăn tránh ruồi, dán và kiến đó là có tên tủ gạc – măng -rê.
Sau này được cải tiến thành cửa lưới cố định những vị trí cửa sổ ngăn côn trùng, rồi tiếp tục cửa tiến thành loại có thể đóng mở tùy ý kéo qua kéo lại.
Đến những năm 2005 trở đi cải tiến thành cửa lưới cho cửa đi ra vào mở đóng và ngày này cửa lưới rất nhiều mẫu mã phong phú, thiết kế đẹp và nhiều tiện dụng hơn cho người sử dụng.
Cửa lưới chống muỗi có cả dòng sản xuất trong nước và cửa lưới nhập khẩu nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ, Đức.
Các loại cửa lưới chống muỗi
2. Những lợi ích khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Ở một số nước, cửa lưới chống muỗi là một trong sản phẩm bắt buộc lắp đặt ở một số nơi như cơ quan, trường học, chung cư, nhà cộng đồng… để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Cửa lưới chống muỗi ngoài ngăn muỗi như tên gọi của nó còn có nhiều tác dụng khác mang lại tiện ích cuộc sống.
2.1 Bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng
Đây là vai trò chính khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi, ngăn chặn sự xâm nhập những côn trùng gây bệnh.
Các loại muỗi trung gian truyền các bệnh thường gặp gây bệnh Sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản, giun chỉ (phù chân voi), dịch zika…..có yếu tố dịch tể và hay gặp mùa mưa sinh sản của muỗi, tỷ lệ nhiễm bệnh cao có nhiều tai biến nặng như tử vong, sốc giảm thể tích, giảm tiểu cầu (sốt xuất huyết), phù chân voi gây biến dạng (giun chỉ), kí sinh trùng sốt rét trong gan (thể ngủ sốt rét) gây tái phát xa….
Các loại kiến cánh như kiến ba khoang có tiết chất độc trên bề mặt da khi chạm phải tạo cảm giá nóng rát, viêm da khó chịu….
Gián, ruổi: trung gian truyền bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm.
Chuột: gây bệnh dịch hạch ngoài ra cắn phá đồ đạc làm hư hỏng.
2.2 Lọc bụi không khí
Cửa lưới chống muỗi như một màn lọc không khí để giúp giữ lại bụi, rác…không bay vào nhà làm không khí trở nên sạch hơn, đồ đạc đở bám bụi. Chỉ cần vệ sinh cửa lưới đơn giản định kì hàng tháng sẽ giúp nhà bạn có không khí sạch và trong lành.
2.3 Ngăn xâm nhập động vật nhỏ, gắm nhấm
Lắp cửa lưới bằng vật liệu như inox, thép có thể ngăn chuột, mèo, rắn vào nhà.
2.4 Thay thế cửa chính chống được trộm
Đối với cửa lưới chống trộm được làm bằng thép chống cắt có thể hoàn toàn thay thế cửa chính mà không lo vấn đề an ninh, cửa lưới chống muỗi tạo được sự thông thoáng và đối lưu cho ngôi nhà.
Lợi ích lắp đặt cửa lưới
3. Những vị trí nào cần lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Vị trí lắp đặt cửa lưới chống muỗi bao gồm những vị trí lấy gió, vị trí cửa chính, vị trí lan can…
+ Vị trí cửa sổ lấy gió:
Đây là vị trí ưu tiên khi lắp đặt cửa lưới chống muỗi, những cửa sổ ở vị trí thông gió với môi trường bên ngoài giúp đối lưu không khí cũng là nơi muỗi và côn trùng ở ngoài xâm nhập vào nhà.
Cửa sổ này có thể ở phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp hoặc nhà vệ sinh.
+ Vị trí cửa đi:
Đây vị trí thường hay mở cửa do đó cũng là nơi muỗi và côn trùng bay vào nhà.
Vị trí này bao gồm cửa đi chính, cửa đi ra vào sau nhà, cửa đi ra ban công.
+ Tầng hầm gara:
- Đây là vị trí thường ẩm và tối nơi thích hợp cho muỗi, gián, chuột cư trú.
- Nên lắp cửa lưới chống cắt cho tầng hầm để ngăn muỗi và chuột cắn phá.
4. 3 loại cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay
Có 3 loại cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay gồm cửa lưới chống muỗi dạng xếp, cửa lưới chống muỗi dạng lùa, cửa lưới chống muỗi hệ tự cuốn.
4.1 Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
Đây là một trong những loại cửa lưới phổ biến nhất hiện nay thường lắp được cả cho cửa sổ và cửa đi với nan lưới xếp lại với nhau hình nan quạt.
Nan lưới xếp gọn vào bó lưới khi đóng cửa lại và có những dây lưới đan ngang để giữ lưới được căng
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp bao gồm cửa lưới xếp không ray và cửa lưới xếp có ray
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp
Thông số kỹ thuật cửa lưới chống muỗi dạng xếp
Thông số kỹ thuật cửa lưới chống muỗi dạng xếp | |
Vị trí lắp đặt cửa lưới | Cửa sổ, cửa đi |
Màn lưới | Lưới PP loại 1 định hình tốt |
Nhôm | Nhôm định hình sơn tĩnh điện chuẩn nhôm xuất khẩu 6063T5 |
Phụ kiện | Nhựa PE chất lượng |
Kích thước tối đa | 1 cánh kích thước <1.2 mm, 2 cánh từ 1,2 m |
Tay nắm | Có tay nắm đối với cửa đi |
Độ thông gió và ánh sáng | >80% |
Phân loại
Cửa lưới chống muỗi dạng xếp bao gồm cửa lưới dạng xếp có ray và không có ray.
4.1.1 Cửa lưới xếp có ray
Là cửa lưới có 1 ray dẫn hướng ở phía dưới gờ lên tầm 0.9 -2.5 mm thuận tiện vệ sinh và đi lại dễ dàng.
Cửa lưới xếp có ray được lắp cho cả cửa sổ và cửa đi có thiết kế mở quay 1 hoặc 2 cánh.
Cửa lưới xếp có ray
4.1.2 Cửa lưới xếp không ray
Khác với cửa lưới có ray, cửa lưới không ray có nghĩa không có ray dẫn hướng phía dưới thay thế bằng 1 nệp nhôm mỏng dán dưới nền và thanh ray dưới được thay thế bằng xích, khi kéo các xích xếp vào nhau.
Với loại cửa lưới không ray thường thuận tiện đi lại và vệ sinh hơn.
Thiết kế đẹp hơn.
Cửa lưới chống muỗi không ray thường lắp vị trí cửa đi.
Cửa lưới dạng xếp không ray thường giá sẽ cao hơn so với cửa lưới có ray.
Khách hàng có thể lựa chọn cửa lưới dạng xếp với cửa lưới nhập khẩu Nhật Bản, Đức, Ý hoặc cửa lưới sản xuất tại Việt Nam.
Cửa lưới dạng xếp có thể thiết kế xếp 1 cánh, 2 cánh hoặc xếp nối cánh tùy theo diện tích sử dụng.
4.2 Cửa lưới hệ tự cuốn
Cửa lưới hệ tự cuốn là loại cửa lưới màn lưới phẳng được tự cuốn gọn vào bó lưới khi sử dụng, được xem là cửa lưới bán tự động
Cửa lưới hệ tự cuốn thường hay lắp đặt cho cửa sổ hoặc cửa đi
Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật cửa lưới chống muỗi dạng tự cuốn | |
Vị trí lắp đặt cửa lưới | Cửa sổ |
Màn lưới | Sợi lưới fiberglass |
Nhôm | Nhôm định hình sơn tĩnh điện chuẩn nhôm xuất khẩu 6063T5 |
Phụ kiện | Nhựa PE chất lượng |
Nẹp che roong, goăng cao su | Giúp cửa vận hành êm ái và thẩm mỹ |
Kích thước | Hệ tự cuốn trên xuống có chiều rộng dưới 1,2 m, hệ cuốn sang ngang 2 cánh khi chiều rộng trên 1,2 m |
Giảm tốc | Có giảm tốc giúp cửa giảm tốc độ khi tự cuốn |
Tay nắm và dây kéo | Có |
Loại cửa thích hợp | Cửa sổ mở quay 1 hoặc 2 cánh |
Phân loại cửa lưới chống muỗi dạng cuốn
Cửa lưới tự cuốn bao gồm hệ cuốn trên xuống và cuốn sang ngang
Đối hệ cửa cuốn trên xuống chỉ dùng cho cửa sổ có kích thước chiều rộng nhỏ hơn 1,2 m
Cửa lưới tự cuốn
Đối với cửa cuốn sang ngang có thể dùng cho cả cửa sổ và cửa đi
Cửa sổ kích thước dưới 1,2 m thì dùng hệ 1 cánh, còn cửa có kích thước trên 1,2 m thì dùng hệ 2 cánh
Khách hàng có thể sử dụng cửa lưới chống muỗi nhập khẩu hoặc cửa lưới chống muỗi được sản xuất trong nước
4.3 Cửa lưới chống muỗi dạng lùa
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa là loại cửa lưới kèo lùa qua 1 bên hoặc 2 bên mới màn lưới làm bằng lưới inox hoặc thép.
Cửa lưới chống muỗi dạng lùa được lắp đặt cho cửa sổ hoặc cửa đi dạng lùa.
Cửa lưới dạng lùa thường có độ bền cao, chống va đập mạnh và ngăn được động vật gặm nhấm như chuột.
Cửa lưới dạng lùa nên lắp đặt ở vị trí gió mạnh hoặc chịu sự tác động cao.
Cửa lưới dạng lùa
Thông số kỹ thuật cửa lưới chống muỗi dạng lùa
Thông số kỹ thuật cửa lưới chống muỗi dạng lùa | |
Vị trí lắp đặt cửa lưới | Cửa sổ, cửa đi |
Màn lưới | Sợi inox 304, lưới thép |
Nhôm | Nhôm định hình sơn tĩnh điện chuẩn nhôm xuất khẩu 6063T5 |
Phụ kiện | Nhựa PE chất lượng |
Nẹp che roong, goăng cao su | Giúp cửa vận hành êm ái và thẩm mỹ |
Kích thước | Cửa lùa 1 cánh cho cửa dưới 1,2 m, cửa lùa 2 cánh khi chiều rộng trên 1,2 m |
Tay nắm | Có |
Loại cửa thích hợp | Cửa lùa 1 hoặc 2 cánh |
Phân loại cửa lưới chống muỗi dạng lùa
Gồm có cửa lưới dạng lùa 1 cánh và cửa lưới dạng lùa 2 cánh:
- Cửa lùa 1 cánh cho cửa dưới 1,2 m, hệ cuốn sang ngang 2 cánh khi chiều rộng trên 1,2 m
5. 5 tiêu chí để lựa chọn cửa lưới chống muỗi phù hợp nhất
Có 5 tiêu chí để giúp quý khách hàng lựa chọn cửa lưới chống muỗi phù hợp nhất
– Tiêu chí 1 chọn cửa lưới phù hợp với loại cửa đang định lắp đặt:
Cửa mở quay thì lựa chọn cửa lưới dạng xếp, cửa lưới hệ tự cuốn.
Cửa lùa: chọn cửa lưới dạng lùa.
Lưu ý: đối với nơi gió mạnh cần chú ý nên lắp những dòng chống bung mếp hoặc có kẹp lưới tránh bung mếp lưới.
– Tiêu chí 2 chọn cửa lưới phù hợp kinh tế:
Có rất nhiều dòng cửa lưới từ cao cấp đến giá rẻ tùy theo chất lượng cửa lưới, đối với khách hàng có điều kiện có thể sử dụng cửa lưới nhập khẩu hãng Seiki Nhật Bản, hãng Neher Đức, Hãng Bettio Ý.
Hoặc nếu điều kiện kinh tế tiết kiệm hơn thì dùng hàng sản xuất trong nước mẫu mã rất phong phú và chất lượng.
– Tiêu chí 3 chọn dòng cửa lưới có độ thẩm mỹ:
Chọn cửa lưới phù hợp với kiến trúc và không gian sẽ tăng thêm độ thẩm mỹ và sang trọng, đối với màu sắc nên chọn màu lưới và nhôm phù hợp với màu sắc chủ đạo của cửa lưới.
– Tiêu chí 4 chọn cửa lưới có chính sách bảo dưỡng và bảo hành sản phẩm:
Khi mua cửa lưới nên quan tâm đến chế độ bảo hành và bảo trì sản phẩm để giúp sản phẩm được sử dụng lâu bền hơn.
– Tiêu chí 5 Lựa chọn đơn vị uy tín – tận tâm – trách nhiệm:
Xem xét kỉ đơn vị cung cấp cửa lưới cho nhà bạn để bạn trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với giá trị bạn bỏ ra.
6. Báo giá 3 loại cửa lưới chống muỗi phổ biến nhất hiện nay
Bảng giá cửa lưới chống muỗi | |
Cửa lưới hệ tự cuốn (chống bung mếp, hệ giảm tốc) công nghệ Nhật Bản | 850.000 VNĐ |
Hệ lưới xếp có ray công nghệ Nhật Bản | 750.000 VNĐ |
Hệ cửa lùa inox | 1.100.000 VNĐ |
Cửa lưới dạng fix Inox 304 | 579.000 VNĐ |
Bảng giá cửa lưới chống muỗi
Gía cửa lưới chống muỗi cho cửa sổ chưa bao gồm VAT và công lắp đặt:
Cửa lưới chống muỗi được sản xuất cho từng bộ với kích thước theo từng khung cửa do đó phải khảo sát và đo đạc kích thước cửa lưới.
New Day hướng dẫn chi tiết cách đo đạc cửa lưới chống muỗi như sau:
7. Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Đối với hệ cửa xếp cho cửa đi
Bước 1: Lắp khung bao vào trong khung cửa và cố định bằng bắn vít
Bước 2: Lắp bó lưới vào trong khung bao, cố định
Bước 3: Lắp tay nắm và khung cửa lưới
Bước 4: Vận hành và cân chỉnh
8. Vì sao chọn cửa lưới New Day lắp đặt cửa lưới chống muỗi
Cửa lưới New Day với nhân sự có kinh nghiệm trong ngành cửa lưới hơn 10 năm cho những dòng sản phẩm có chất lượng phân khúc cao cấp.
Cửa lưới New Day là đơn vị phân phối độc quyền cửa lưới Seiki Nhật Bản, cửa lưới Neher Đức.
Cửa lưới New Day sản xuất và phân phối thương mại các dòng cửa lưới nhập khẩu cao cấp, cửa lưới chất lượng sản xuất theo công nghệ tiến tiến trên toàn quốc.
Cửa lưới có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng, có chứng chỉ CO, CQ đảm bảo chất lượng và nguồn gốc.
New Day có chính sách bảo dưỡng định kì hàng năm và bảo hành 24 tháng.
Hotline 08 3398 3399 tiếp nhận và xử lý nhanh chóng các thông tin công trình và xử lý kỷ thuật.
Đội ngũ nhân sự lấy giá trị cốt lõi: UY TÍN- TẬN TÂM – TRÁCH NHIỆM để phục vụ quý khách hàng.
Mọi thông tin quý khách hàng xin liên hệ:
Công ty TNHH Công Nghệ Cửa Thông Minh New Day.
Địa chỉ 140/11 Lê Đức Thọ, P6, Gò Vấp, HCM.
Hotine 08 3398 3399, điện thoại 090 139 7668 để được tư vấn và khảo sát miễn phí.